Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Thuốc xịt côn trùng làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ nhỏ

Một phân tích mới cho thấy trẻ em tiếp xúc nhiều với thuốc xịt côn trùng trong nhà sẽ dễ mắc bệnh máu trắng và u lympho.
pesticide-shutterstock-4583-1442888145.j
Ảnh: Asiaone.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Australia, cho thấy cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc xịt côn trùng ở gia đình và trường học. "Nếu bạn xịt thuốc ở những nơi trẻ thường xuyên lui tới, nguy cơ bệnh tật là rất đáng lo ngại", Chensheng Lu, giáo sư thuộc nhóm tác giả đến từ Đại học Havard (Mỹ) cho biết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trẻ tiếp xúc nhiều với các chất hóa học này có tỷ lệ mắc bệnh máu trắng cao hơn 47% và u lympho cao hơn 43%.
Các nhà khoa học giải thích, trẻ em có thói quen đưa tay lên miệng vô tình khiến cho thuốc bám trên bề mặt da vào cơ thể. Không giống như người lớn, cơ thể của trẻ nhỏ chưa đủ sức để bài tiết mọi chất độc dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, dạ dày, hệ thần kinh và nội tiết tố. Trước đó đã có một bé trai 7 tuổi người Italy tử vong vì bố mẹ phun quá nhiều thuốc trong nhà. Trao đổi với Reuters, giáo sư Lu nói: "Trường hợp này chính là lời cảnh báo về tác hại của thuốc xịt côn trùng".
Vị giáo sư kết luận, những hóa chất được tạo ra để giết côn trùng không thể nào không gây hại cho sức khỏe con người. Ông khuyến cáo phụ huynh phải hết sức cẩn thận và tuyệt đối không phun thuốc trong nhà ở để bảo vệ sức khỏe con em.

Loài kiến có bụng căng phồng như hũ mật

Những con kiến mật có chiếc bụng tròn căng phồng, đóng vai trò như các kho lưu trữ thức ăn sống trong tổ.
loai-kien-co-bung-cang-phong-nhu-hu-mat
Kiến mật có chiếc bụng to bằng một quả nho. Ảnh: Strange Animals.
Tên gọi của kiến mật bắt nguồn từ chiếc bụng giống một hũ mật nhỏ. Nhiệm vụ của kiến mật trong đàn khá đơn giản. Chúng phụ trách kho thức ăn cho cả đàn.
Kiến mật tiêu thụ thức ăn do kiến thợ đem đến và lưu trữ các chất dinh dưỡng ở dạng nước, chất lỏng và chất béo. Theo thời gian, chất lỏng bên trong khiến bụng chúng căng phồng lên, đạt kích thước bằng một quả nho.
Theo Strange Animals, kiến mật thường được phát hiện ở những khu vực khô nóng trên khắp thế giới, nơi thức ăn và nước uống trở nên khan hiếm trong thời gian dài. Nhiều loài kiến mật sống ở sa mạc nắng nóng trong khi số khác cư trú ở các vùng chuyển tiếp. Một số ít tồn tại ở những vùng rừng có khí hậu mát mẻ nhưng rất khô.
loai-kien-co-bung-cang-phong-nhu-hu-mat-1
Kiến mật thường sống ở những khu vực khô nóng trên thế giới. Ảnh: Strange Animals.
Kiến mật có thể xuất hiện ở mọi nơi trong tổ, nhưng chúng thường hiện diện ở những nơi sâu nhất trong tư thế treo ngược mình trên nóc đường hầm tổ kiến. Kích thước bụng lớn buộc chúng trải qua toàn bộ thời gian ở yên một chỗ.
Trong thời kỳ khó khăn, khi thức ăn không đủ để duy trì tổ kiến, kiến mật sẽ hy sinh thân mình để làm mồi cho những con kiến khác, hoặc phun các chất dự trữ ra ngoài. Ở trường hợp thứ hai, kiến thợ chọc râu vào bụng kiến mật, thúc đẩy chúng nôn ra chất lỏng.
loai-kien-co-bung-cang-phong-nhu-hu-mat-2
Kiến thợ mang thức ăn cho kiến mật. Ảnh: Strange Animals.
Thức ăn của kiến mật là mật hoa và dịch cây chứa nhiều đường. Chúng cũng ăn chất lỏng từ côn trùng khác, dịch ngọt của rệp vừng và động vật chết. Kiến thợ rời tổ để kiếm thức ăn. Sau khi tìm thấy thức ăn, chúng ăn hết và quay trở về tổ. Kiến thợ sẽ tới thăm những người bạn bất động của mình, nôn ra một phần bữa ăn và bón cho kiến mật.
Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Một số bộ lạc thổ dân ở Australia thỉnh thoảng vẫn ăn kiến mật.
Henry C. McCook, một nhà tự nhiên học người Mỹ, là người đầu tiên ghi chép về kiến mật vào năm 1881.